Review ga Đà Lạt: “5 điểm số 1” trong nhà ga cổ kính, đẹp nhất Việt Nam

Nhà ga Đà Lạt: Điểm đến đầu tiên cho hành trình khám phá Đà Lạt, nơi được mệnh danh là một trong những nhà ga cổ-độc-lạ nhất Việt Nam. Đặc biệt, ga Đà Lạt có tuyến đường sắt thiết kế theo kiểu răng cưa duy nhất tại Việt Nam.

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về nhà ga Đà Lạt, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn trong chuyến đi đến thành phố ngàn hoa sắp tới.

Hình ảnh nhà ga Đà Lạt
Hình ảnh nhà ga Đà Lạt (hieuthai_stay_in_dalat)

Giới thiệu về nhà ga Đà Lạt

Nhà ga Đà Lạt, trước đây được người dân gọi là ga xe lửa Đà Lạt, được xây dựng từ những năm đầu của thế kỉ 20. Vẫn giữ nguyên cái tên này cho đến ngày nay.

Nhà ga này có những đặc điểm độc đáo, ấn tượng mà ít nhà ga khác có. Chính vì vậy, nhà ga Đà Lạt trở thành điểm đến số 1 trong top những địa điểm du lịch nổi tiếng của xứ sở ngàn hoa. Năm 2001, Bộ Văn hóa và Du lịch công nhận ga Đà Lạt là Di tích Kiến trúc cấp Quốc gia.

Hình ảnh nhà ga Đà Lạt
Hình ảnh nhà ga Đà Lạt (Nguyệt Minh)

Ga Đà Lạt ở đâu?

Ga Đà Lạt nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km, thuộc khu vực đường Quang Trung, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Google Maps

Cách di chuyển đến nhà ga Đà Lạt

Xuất phát từ trung tâm thành phố, bạn chỉ cần đi từ chợ Đà Lạt, chạy thẳng trên đường Hồ Xuân Hướng, vượt qua Quảng trường Lâm Viên, tiếp tục đi thẳng trên đường Yersin khoảng 2km lên con dốc nhỏ quanh khu rừng thông, và bạn sẽ thấy nhà ga ở bên phải.

Do gần trung tâm, bạn có thể dễ dàng lựa chọn phương tiện di chuyển như xe máy, taxi…

Hình ảnh nhà ga Đà Lạt
Hình ảnh nhà ga Đà Lạt (Hoàng Vy)

Vé vào ga Đà Lạt

Sau nhiều năm cho tham quan miễn phí, hiện nay ga Đà Lạt đã áp dụng giá vé vào cổng là 10.000đ/người.

Thời gian mở cửa ga Đà Lạt

Nếu quyết định đến tham quan ga Đà Lạt, bạn nên đến từ lúc 8h sáng. Buổi chiều ga sẽ đóng cửa lúc 16h30.

5 điểm số 1 của nhà ga Đà Lạt

Nhà ga xe lửa cao nhất Việt Nam

Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, khiến ga Đà Lạt trở thành nhà ga cao nhất Việt Nam. Đường sắt răng cưa dài 16km, vượt độ cao 1.000m của đèo Sông Pha với độ dốc 12% được thiết kế theo kiểu Thuỵ Sĩ.

Hình ảnh nhà ga xe lửa Đà Lạt
Hình ảnh nhà ga xe lửa Đà Lạt (Tạ Xuân Hương)

Nhà ga cổ độc nhất Đông Dương

Nhà ga Đà Lạt được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron. Công trình này được khởi công từ năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938. Ga Đà Lạt có kích thước 66,5m chiều dài, 11,4m chiều ngang và 11m chiều cao. Nằm trên tuyến đường sắt quan trọng, ga Đà Lạt đã đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương buôn bán ở Đà Lạt, đưa các nông sản của xứ lạnh đi khắp nơi.

Nhà ga xe lửa đẹp nhất Việt Nam

Là một công trình kiến trúc cổ kính đẹp bậc nhất của thành phố Đà Lạt, ga Đà Lạt được coi là nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương. Mặc dù không lớn nhưng ga Đà Lạt có kiến trúc đặc sắc, hài hòa với thiên nhiên, tạo nên một điểm nhấn độc đáo trong đô thị.

Hình ảnh nhà ga Đà Lạt
Hình ảnh nhà ga Đà Lạt (chouchogogo)

Đầu tàu hơi nước và hệ thống bánh răng duy nhất tại Việt Nam

Đầu tàu kéo cho hai đôi tàu tại ga Đà Lạt là đầu máy hơi nước chuyên dụng HG 4/4. Với mỗi đầu máy hơi nước, thường có 1 lái tàu, 2 nhân viên phụ trách tiếp nước và đốt than. Để vượt đèo, mỗi đầu máy được trang bị hệ thống bánh răng, giúp leo lên dốc khi cần thiết.

Nhà ga với biểu tượng độc đáo nhất Việt Nam

Với phong cách kiến trúc độc đáo, ga Đà Lạt có nét tương đồng với nhà ga xe lửa ở miền Nam nước Pháp, mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa. Khu nhà ga có 3 chóp nhọn, cách điệu ba đỉnh núi của cao nguyên Langbiang hoặc là mái nhà rông đặc trưng Tây Nguyên. Đặc biệt, phía trước có mặt đồng hồ ghi lại mốc thời gian mà bác sĩ Alexandre Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Langbiang và Đà Lạt lúc 15h30 ngày 21/6/1893.

Hình ảnh nhà ga Đà Lạt
Hình ảnh nhà ga Đà Lạt (aliceislulu)

Những trải nghiệm hấp dẫn tại Ga Đà Lạt

Di chuyển trên tuyến Ga Đà Lạt – Trại Mát

Mặc dù hiện tại tuyến đường sắt này không hoạt động nhưng vẫn phục vụ khách du lịch. Cung đường từ thành phố Đà Lạt đến Trại Mát dài 7km, đưa du khách thưởng thức quang cảnh thơ mộng của thành phố, tham quan chùa Linh Phước và thị trấn Trại Mát.

Thời gian xuất phát tuyến Trại Mát:

  • Chuyến đầu tiên: 7h15 => 9h15
  • Chuyến thứ 2: 9h20 => 11h20
  • Chuyến thứ 3: 11h55 => 13h25
  • Chuyến thứ 4: 14h => 15h30
  • Chuyến cuối: 16h5 => 17h35

Giá vé ga Đà Lạt đi Trại Mát:

  • Khách Việt Nam: 135.000 – 150.000đ vé khứ hồi, 100.000đ vé 1 chiều
  • Khách Nước Ngoài: 170.000đ vé khứ hồi, 150.000đ vé 1 chiều
  • Vé 1 chiều chỉ áp dụng cho đoàn 10 người trở lên, bạn nên gọi số điện thoại của ga để biết thêm chi tiết.

Check-in địa điểm hút khách nhất Đà Lạt

Nhà ga cổ kính là địa điểm check-in yêu thích cho những bạn thích chụp hình với bối cảnh xưa cũ. Với lớp sơn màu vàng tươi cùng kiến trúc độc đáo, ga Đà Lạt là một background vô cùng ấn tượng.

Cafe ga Đà Lạt

Bên trong nhà ga có quán café Dalat Train Vilaa nằm trong toa tàu cũ. Đây là một địa điểm sống ảo cực chất đối với các tín đồ sống ảo. Nhâm nhi một tách trà, chụp hình sống ảo và ngắm nhìn nhà ga độc đáo này sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị.

Review nhà ga Đà Lạt của du khách check-in

Một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến với thành phố ngàn hoa chính là ga Đà Lạt. Di sản văn hóa và kiến trúc độc đáo vô cùng. Nhà ga trông khá cổ kính, luôn rất đông vì giá vé rẻ. Tuy đông nhưng vẫn có thể chụp hình đẹp được vài bức. Xe lửa cổ kính thật.

Nhiều người có lầm tưởng rằng ga Đà Lạt nằm ở xa trung tâm thành phố nhưng thực tế nó chỉ cách trung tâm Đà Lạt 2,5km.

Điểm tham quan thú vị, nếu có thời gian nên ngồi tàu tham quan.

Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn hoạt động vận chuyển mà chỉ phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi từ Ga Đà Lạt đến Trại Mát.

Du lịch Đà Lạt thì đây là một trong những địa điểm nên đến nhất. Vé rẻ, chụp hình đẹp và có quà lưu niệm được bán tại quầy. Bạn cũng có thể mua vé xe lửa đi tham quan nữa (khoảng 150.000đ). Nếu có điều kiện, hãy khắc 1 tấm hình lên miếng gỗ làm kỷ niệm.

Trở lại sau 4 năm, Ga Đà Lạt vẫn là địa điểm không thể bỏ qua. Kiến trúc thời Indochina luôn không bao giờ lỗi mốt.

Trạm ga Đà Lạt cổ kính, đẹp, có nhiều chỗ để chụp hình, vé tham quan rẻ, và rất thoải mái bên trong.

Những địa điểm tham quan gần ga Đà Lạt

Xem thêm:

  • Du lịch Đà Lạt – Thiên đường check-in được ví như tiểu Paris
  • Review Khu du lịch Thung lũng Vàng Đà Lạt: 4 địa điểm “so deep” không nên bỏ lỡ
  • Review chợ Đà Lạt: Tại sao chợ Đà Lạt còn có tên gọi chợ Âm Phủ?

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại: