Khám phá chùa Tây Phương: Nghệ thuật tôn giáo độc đáo

Chùa Tây Phương Hà Nội là một điểm đến tâm linh thu hút nhiều du khách thập phương ghé tới hành hương. Được biết đến với những công trình kiến trúc và kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo, chùa Tây Phương nổi bật trong lòng người.

Chùa Tây Phương ở đâu?

Còn được biết đến với tên gọi khác là Tây Phương Cổ Tự, chùa Tây Phương là ngôi chùa cổ thứ 2 ở Việt Nam. Với giá trị kiến trúc nghệ thuật đáng kinh ngạc, chùa Tây Phương đã được Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt từ năm 2014. Địa chỉ của chùa Tây Phương là Đỉnh đồi Câu Lâu, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Hướng dẫn đường đi chùa Tây Phương

Chùa cách thủ đô Hà Nội khoảng 40km, việc di chuyển đến địa điểm này không quá khó khăn và có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau. Từ trung tâm thủ đô Hà Nội, bạn có thể đi theo đường Trần Duy Hưng – Đại lộ Thăng Long. Khi đến cầu vượt ngã tư Đại lộ Thăng Long – Thạch Thất, Quốc Oai, rẽ trái vào Quốc Oai. Sau đó, rẽ phải rồi đi thêm 5km, đến ngã tư Thạch Xá sẽ thấy biển chỉ đường vào chùa Tây Phương. Từ đây, rẽ trái rồi đi thêm khoảng 4-5km sẽ đến cổng chùa. Bạn cũng có thể di chuyển bằng xe buýt tuyến số 89: Bến xe Yên Nghĩa – Thạch Thất – Bến xe Sơn Tây và xuống điểm dừng chùa Tây Phương.

Thuyết minh về chùa Tây Phương

Theo truyền thuyết, chùa Tây Phương gắn liền với quá trình truyền bá Phật giáo vào Việt Nam. Câu chuyện về chùa gắn với nhân vật Cao Biền – Tiết độ sứ thời nhà Đường đã từng cai trị An Nam và xây dựng một kiến trúc tôn giáo, với ý đồ chặn long mạch xứ này. Truyền thuyết nói vậy, nhưng chứng tích vật chất liên quan tới ngôi chùa, đó là thời Mạc Phúc Nguyên đã xây dựng quy mô như hiện nay. Sau đó, Vua Lê Thần Tông, Chúa Tây Vương Trịnh Tạc, Vua Lê Hy Tông cũng có tu sửa thêm, nhưng không nhiều.

Chùa Tây Phương được xây dựng vào thời nào?

Theo nhiều thông tin còn lưu giữ lại, chùa Tây Phương được xây dựng khoảng thế kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh. Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa được xây dựng thượng điện 3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là “Tây Phương Cổ Tự” và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.

Điểm đặc biệt của chùa Tây Phương Hà Nội

Kiến trúc của ngôi chùa cổ ngàn năm

Nằm trên đỉnh đồi Câu Lâu, để đến cổng chính của chùa Tây Phương, bạn phải đi bộ qua 239 bậc thang đá ong rêu phong. Chùa được xây dựng với 3 nếp chùa đặt song song nhau theo hình chữ Tam: bái đường, chính điện và hậu cung. Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể các đơn nguyên, bao gồm Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách. Xung quanh diềm mái của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình lá triện cuốn, trên mái gắn nhiều con giống bằng đất nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng. Cả hai tầng mái đều theo kiểu “tàu đao lá mái”, giữa hai tầng là cổ diêm được bưng kín bởi những tấm ván đố. Lối kiến trúc, nghệ thuật trạm chổ, tạo hình trên gỗ và những hoa văn trang trí ở chùa Tây Phương thể hiện trình độ kỹ thuật tinh xảo và sự tài hoa của người xưa…

Chùa Tây Phương thờ ai?

Chùa Tây Phương hiện nay là một quần thể các đơn nguyên, bao gồm Tam quan hạ, Tam quan thượng, Miếu Sơn Thần, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà Mẫu và Nhà khách. Từ Tam quan hạ phái đi lên 247 bậc đá ong mới đến Tam quan Thượng. Miếu Sơn Thần nằm ở bên trái chùa, tách biệt với khu chùa chính. Đây là đơn nguyên vừa đóng vai trò là nơi thờ thần núi, vừa là nhà thờ Đức Ông, có diện tích khiêm tốn với kiến trúc gỗ lợp ngói truyền thống. Chùa Tây Phương chính sở hữu rất nhiều những bức tượng pháp với những kiệt tác hiếm có trong nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Xung quanh chùa có những bức chạm trổ hoa sen, hoa cúc, rồng phượng, hổ phù vô cùng tinh xảo được làm dưới bàn tay của các nghệ nhân tài hoa ở làng Chàng Sơn – làng nghề mộc nổi tiếng lâu đời.

Lễ hội chùa Tây Phương Hà Nội

Lễ hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày 6/3 âm lịch và kéo dài đến ngày 10/3 âm lịch với nhiều hoạt động lễ hội thu hút du khách. Vào ngày chính hội, người dân trong làng sẽ đi lấy nước thiêng để làm lễ Mộc Dục (tắm tượng) và làm lễ dâng hương. Du khách ghé tới chùa vào ngày hội sẽ được tham dự các trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, cờ người, …

Những lưu ý khi đến chùa Tây Phương

  • Chùa là nơi linh thiêng, hãy mặc những trang phục phù hợp và trang trọng khi đến chùa.
  • Khi mang lễ vật đến chùa, hãy dâng lễ chay như xôi chè, oản, hương hoa.
  • Thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng của chùa.
  • Không được tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nếu muốn quay phim, chụp hình, hãy xin phép trước với ban quản lý nhà chùa.

Đến chùa Tây Phương Hà Nội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật điêu khắc tôn giáo độc đáo. Hãy cảm nhận vẻ đẹp và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của ngôi chùa này. Đó sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong hành trình khám phá văn hóa tâm linh của Hà Nội.

Travel Guide

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại: