Khám phá chùa Gò Kén: Di sản tâm linh ở Tây Ninh

Chào mừng bạn đến với hành trình khám phá chùa Gò Kén – ngôi chùa cổ tự lâu đời nhất ở Tây Ninh. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngôi chùa này, từ lịch sử hình thành cho đến kiến trúc độc đáo và những hoạt động thiện nguyện tại đây.

Chùa Gò Kén Tây Ninh (Chùa Thiền Lâm)

Chùa Gò Kén, hay chùa Thiền Lâm, là một ngôi chùa đặc biệt với tượng phật Quan Âm lớn nhất miền Đông Nam Bộ. Ngôi chùa này có tuổi đời hàng trăm năm và mang lối kiến trúc độc đáo. Với tên gọi khác là chùa Thiền Lâm, đây cũng là ngôi chùa Phật giáo được xây dựng sớm nhất ở Tây Ninh.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về chùa Gò Kén Tây Ninh, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.

Chùa Gò Kén Tây Ninh
Hình ảnh chùa Thiền Lâm (Gò Kén)

Chùa Gò Kén ở đâu?

Chùa Gò Kén, hay chùa Thiền Lâm, tọa lạc tại quốc lộ 22B, thuộc xã Long Thành Trung, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. Để đến được chùa Gò Kén, bạn có thể đi theo đường Quốc lộ 22B hướng về TP.HCM. Sau khi đi khoảng 5km tính từ trung tâm, bạn rẽ phải vào đường nhựa dẫn đến chùa.

Lịch sử hình thành chùa Gò Kén (Chùa Thiền Lâm)

Năm 1904, chùa được hòa thường Thích Trí Lưỡng xây dựng đẻ tu dưỡng tinh thần. Ban đầu chỉ là một am tranh nhỏ bằng tre lá đơn sơ giữa một vùng cây cối um tùm. Đến năm 1914, với mong muốn chùa được nhiều người biết đến, đệ tử của ông là hòa thượng Thích Từ Phong đã quyết định xây dựng lại ngôi chùa theo bản thiết kế được gửi về từ Paris, trong suốt 12 năm ròng rã. Sau khi hoàn thành, chùa có tên là Thiền Lâm Tự. Tuy nhiên, do tên này quá phổ biến, nên để dễ dàng phân biệt người ta thường gọi là chùa Gò Kén (vì xung quanh chùa có nhiều cây kén) hoặc chùa Thiền Lâm Gò Kén. Năm 2007, chùa đã được Đại Đức Thích Thiện Nghĩa cho tu sửa và bổ sung thêm nhiều công trình mới như ngày nay.

Lịch sử hình thành chùa Gò Kén
Hình ảnh chùa Gò Kén Tây Ninh

Kiến trúc chùa Gò Kén Tây Ninh

Chùa Gò Kén được xây dựng trong khuôn viên rộng khoảng 7200m2, với kiến trúc kết hợp hài hòa giữa phương Đông và phương Tây. Ngôi chùa mang đến cảm giác vừa cổ kính vừa hiện đại. Tòa chánh điện được xây dựng tương tự chùa Giác Hải, có chiều dài khoảng 30m, chiều rộng 15m, nền cao 0.2m, hai mái lợp ngói móc giống một ngôi nhà thờ và xung quanh được kè bởi những phiến đá dài 1m, mang lại một vẻ đẹp riêng biệt so với các ngôi chùa cổ khác trong tỉnh. Đặc biệt nhất là tượng Phật đứng trên con rồng vô cùng ấn tượng, đây cũng là tượng phật Quan Âm lớn nhất vùng Đông Nam Bộ.

Kiến trúc chùa Gò Kén Tây Ninh
Dung Ngô Thúy

Bên trong chùa cổ Gò Kén còn được xây dựng 2 hàng cột uy nghi đúc bằng xi măng cốt sắt, mỗi hàng 6 cây và chia chiều dài thành 3 gian làm cho không gian trong chùa trở nên thoáng đãng và uy nghi hơn. Ngoài ra, còn có 1 trống sấm và 1 chuông lớn đúc năm 1825 do tín nữ Huỳnh Thị Nguyệt người làng Trung Tín, huyện Vũng Liêm phúng viếng. Chính vì vậy, đây được xem là khu vực linh thiêng bậc nhất trong chùa. Công trình tiếp theo không thể bỏ qua ở chùa Gò Kén là gian thờ Tổ hay còn gọi là nhà khách. Nơi đây được bày linh vị của bốn vị Hòa Thượng cao quý có công rất lớn với việc xây dựng và phát triển chùa là Tiên Giác (đời 37 thuộc dòng Lâm Tế chính tông), Trí Lượng (đời 38), Từ Phong (đời 39) và Thuần Hòa (đời 40).

Những hoạt động thiện nguyện tại chùa Gò Kén

Ngôi chùa Gò Kén không chỉ là nơi thực hành đạo Phật mà còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện xã hội. Hàng năm, chùa vận động đóng góp cho các hoạt động như xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ trẻ em khuyết tật, đồng bào khó khăn, các khóa tu mùa hè…

Những hoạt động thiện nguyện tại chùa Gò Kén
Hình ảnh chùa Thiền Lâm (Chùa Gò Kén)

Những điểm du lịch gần chùa Gò Kén

Nếu bạn có thời gian thêm sau khi thăm chùa Gò Kén, hãy ghé qua những điểm du lịch gần đó, bao gồm Núi Bà Đen và Tòa Thánh Tây Ninh.

Núi Bà Đen nằm ở xã Thạnh Tân, cách thành phố Tây Ninh khoảng 8km theo hướng Tây Nam.

Tòa Thánh Tây Ninh có địa chỉ tại Phạm Hộ Pháp, TT. Hoà Thành, huyện Hoà Thành, Tây Ninh.

Những điểm du lịch gần chùa Gò Kén
Dung Ngô Thúy

Lưu ý khi ghé thăm chùa Gò Kén Tây Ninh

  • Là nơi trang nghiêm, khi vào chùa bạn cần mặc đồ lịch sự và tránh mặc quần áo ngắn, hở hang.
  • Hạn chế gây ồn ào và giữ gìn vệ sinh để không làm ảnh hưởng đến chốn tu tập thanh tịnh.

Xem thêm:

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Hãy sẵn sàng cho chuyến đi thú vị đến chùa Gò Kén Tây Ninh và khám phá những điều thú vị về di sản tâm linh của Việt Nam!