Khám phá chợ Bến Thành: Nơi Sài Gòn hòa quyện hiện đại và cổ kính

Chợ Bến Thành, biểu tượng của Sài Gòn. ảnh St

Giới thiệu chung về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành ở đâu?

Chợ Bến Thành nằm tại Cửa Nam, phường Bến Thành, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Cổng chính của chợ là Cửa Nam, nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt – biểu tượng chính của chợ.

  • Cửa Bắc ở phía đường Lê Thánh Tôn.
  • Cửa Đông nằm phía đường Phan Bội Châu.
  • Cửa Tây nằm phía đường Phan Chu Trinh.

Thời gian hoạt động

Chợ Bến Thành mở cửa từ 4h tất cả các ngày trong tuần.

Diện tích, hàng hóa bán

Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m² và trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách lui tới mua bán và tham quan.

Chợ Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất, với đủ mọi loại hàng hóa từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt là hàng thực phẩm chọn lọc nhất. Tại đây, bạn có thể tìm thấy từ củ hành, trái ớt, mớ rau, con cá, đủ loại hoa quả theo mùa, cho tới bánh kẹo, vải vóc, giày dép, túi xách, đồ điện, điện tử, hàng lưu niệm…

Kiến trúc chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành cũ được xây bằng gạch, sườn gỗ, và lợp tranh. Nó được mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông”. Tháng 2/1859, chợ Bến Thành bị thiêu hủy do cuộc chiến Pháp chiếm thành Gia Định.

Chợ Bến Thành trước kia. Ảnh St

Năm 1860, người Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ, với cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá.

Đến tháng 7/1870, chợ bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng ngói, với năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống, và gian hàng tạp hóa.

Quá trình xây dựng và tên gọi chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành đã hình thành từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này. Ngôi chợ khởi thủy nằm ven sông Bến Nghé, gần thành Quy (thành Gia Định), nên có tên là Bến Thành. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay, khi đó vẫn là một cái ao sình lầy.

Chợ Bến Thành xưa được khởi công xây dựng từ năm 1912 và hoàn tất vào cuối tháng 3/1914. Do chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, bến này dùng để phục vụ cho khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy, chợ có tên là Chợ Bến Thành.

Tham quan chợ Bến Thành đừng quên bỏ lỡ các địa điểm sau

Check – in cổng chính chợ Bến Thành

Đó chính là khu vực có biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt – biểu tượng của chợ. Đến Sài Gòn, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội chụp vài bức hình sống ảo tại chợ này.

Check – in cổng chính chợ Bến Thành. ảnh St

Gian hàng quần áo – phụ kiện

Các gian hàng thời trang tại chợ Bến Thành đa dạng các mẫu mã từ A đến Z. Với mức giá từ thấp đến cao, bạn có thể tìm và lựa chọn những sản phẩm ưng ý nhất hoặc mua về làm quà cho người thân.

Gian hàng trái cây

Với vị trí đặc địa, chợ Bến Thành chính là cửa ngõ để bán những loại trái cây và hoa quả từ mọi miền của đất nước.

Gian hàng đồ đặc sản khô

Nơi này tập trung đủ loại bánh mứt, cá mắm khô, hoa quả từ khắp nơi trên thành phố. Đây cũng là điểm đến cho nhiều du khách khi muốn mua những đặc sản để làm quà hoặc biếu tặng.

Đồ thủ công mỹ nghệ

Khu vực này có nhiều món hàng làm bằng thổ cẩm, đồ gỗ, và gốm sứ được làm thủ công bởi những người thợ lành nghề.

Khu ẩm thực

Khu ẩm thực tại chợ Bến Thành nổi tiếng với vô vàn món ăn ngon. Từ các món chính như bún riêu, cơm tấm, bún mắm, gỏi cuốn, đến các món tráng miệng và ăn chơi như chè Sài Gòn, các loại ốc… đều rất thơm ngon, hấp dẫn và giá cả khá phải chăng.

Chợ Bến Thành về đêm

Chợ Bến Thành mở cửa và trở nên nhộn nhịp vào buổi tối từ 19h00 trở đi. Các quầy hàng đổ ra hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bày bán rất nhiều quầy hàng mỹ nghệ, lưu niệm, quần áo và đặc biệt là các món ăn.

Chợ Bến Thành về đêm tấp nập, nhộn nhịp. Ảnh St

Buổi đêm, chợ trở nên nhộn nhịp và sôi động. Hãy dạo quanh và thưởng thức những món ăn độc đáo tại chợ, mà lại mát mẻ hơn so với đi vào buổi sáng.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đủ thông tin để bạn có một chuyến tham quan Sài Gòn thú vị và thuận lợi.

Travel Guide